Phụ gia thực phẩm là gì? – Phụ gia thực phẩm là các chế phẩm tự nhiên hay tổng hợp hóa học, không phải là thực phẩm, được cho vào sản phẩm với mục đích đáp ứng nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến (tạo màu, mùi vị, tạo nhũ, …), vận chuyển, đóng gói, bảo quản, tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. – Phụ gia vẫn còn được lưu lại trong thực phẩm ở dạng nguyên thể hoặc dẫn xuất nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho người sử dụng. ÍCH LỢI VÀ RỦI RO KHI SỬ DỤNG PHỤ GIA : – Việc sử dụng đúng cách phụ gia thực phẩm có những lợi ích như sau : Thực phẩm an toàn hơn, dinh dưỡng hơn Giá thành thực phẩm thấp hơn Cơ hội lựa chọn thực phẩm nhiều hơn – Bên cạnh đó, những rủi ro do chất phụ gia tạo ra cũng không nhỏ : Những rủi ro gián tiếp thông qua tác động của các chất phụ gia lên thực phẩm làm tăng sự thay đổi một số thành phần trong thực phẩm dẫn đến sự thay đổi chất lượng thực phẩm. Sự rủi ro gián tiếp có thể xảy ra do sự hình thành các độc tố từ các phản ứng. Tác động của các độc tố này đôi khi ta không thể biết được ngay mà sau một thời gian mới biết được. Một số kí hiệu: INS (international numbering system): là kí hiệu được ủy ban Codex về thực phẩm xác định cho mỗi chất phụ gia khi xếp chúng vào danh mục chất phụ gia thực phẩm. ADI (acceptable Daily Intake): là lượng xác định của mỗi chất phụ gia thực phẩm được cơ thể ăn vào hằng ngày thông qua thực phẩm hoặc nước uống mà không gây ảnh huởng có hại đến sức khỏe. ADI được tính theo mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. ADI có thể được biểu hiện dưới dạng: giá trị xác định, chưa quy định (CQĐ), chưa xác định (CXĐ). MTDI (Maximum Tolerable Daily Intake): lượng tối đa các chất mà cơ thể nhận được thông qua thực phẩm hoặc nước uống hàng ngày. MTDI được tính theo mg/người/ngày. ML (Maximum Level): mức giới hạn tối đa của mỗi chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, xử ý, bảo quản, bao gói và vận chuyển sản phẩm. GMP (Good Manufacturing Practices): thực hành sản xuất tốt, là việc đáp ứng các yêu cầu sử dụng phụ gia trong quá trình sản xuất, xử lý, chế biến, bảo quản, bao gói, vận chuyển thực phẩm, bao gồm: – Hạn chế tới mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết phải sử dụng. – Lượng chất phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển có thể trở thành một thành phần của thực phẩm nhưng không ảnh huởng đến tính chất lý hóa hay giá trị khác của thực phẩm. Lượng phụ gia thực phẩm sử dụng phải phù hợp với công bố của nhà sản xuất đã được chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- MUA PHỤ GIA THỰC PHẨM UY TÍN CHẤT LƯỢNG ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHOẺ Ở ĐÂU ? (10.09.2019)
- PHỤ GIA THỰC PHẨM_( PHẦN 1) (09.09.2019)
- Các phụ gia để làm Giò Chả ATTP (30.08.2019)
- MÀU THỰC PHẨM_ MÀU AN TOÀN 2019 (29.08.2019)
- Cách làm giò lụa dai ngon chuyên nghiệp (29.08.2019)
- Tìm hiểu về chất điều vị (27.08.2019)
- PHỤ GIA THỰC PHẨM, HƯƠNG LIỆU VÀ MÀU THỰC PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG (16.07.2019)
- CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM TIÊU BIỂU (16.07.2019)
- Chất Béo Và Những Điều Bạn Chưa Biết (Phần 2) TT (16.07.2019)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM HIỆN NAY (16.07.2019)